Hiện nay, nhiều người không quá quan tâm đến vấn đề vệ sinh nệm ngủ, khiến cho chất lượng giấc ngủ và chất lượng cuộc sống nói chung bị giảm sút. Cùng tìm hiểu những vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé.
Hiện nay, nhiều người không quá quan tâm đến vấn đề vệ sinh nệm ngủ
Nếu không vệ sinh nệm thường xuyên sẽ gây tác hại gì?
Nệm xuất hiện các vết ố bẩn
Các vết bẩn này xuất hiện lâu ngày sẽ tạo những vết ố vàng cứng đầu…
Nệm thường được làm từ vải, cao su, nỉ, mút, bông,... để đem đến giấc ngủ êm ái hơn. Thế nhưng nệm cùng là nơi dễ bám bẩn, vết bẩn dễ thấm sâu và rất khó để làm sạch. Các vết bẩn này xuất hiện lâu ngày sẽ tạo những vết ố vàng cứng đầu, cần dùng kỹ thuật làm sạch để loại bỏ.
Gây mùi hôi khó chịu
Mồ hôi từ quần áo, cơ thể, đồ ăn uống đổ bị đổ... chính là nguyên nhân khiến cho chiếc nệm có mùi hôi. Mùi hôi của nệm có thể ảnh hưởng đến không khí trong phòng. Điều đó khiến bạn khó có giấc ngủ ngon, ảnh hưởng đến sức khỏe và công việc.
Nấm mốc và vi khuẩn gây hại
Những vết bẩn và mùi hôi sẽ dẫn đến tình trạng nấm mốc, rệp…
Nếu không giặt nệm trong thời gian quá lâu thì những vết bẩn và mùi hôi sẽ dẫn đến tình trạng nấm mốc. Đây là điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây hại sức khỏe. Nếu dùng nệm như vậy, bạn sẽ dễ mắc bệnh về da liễu hay hô hấp.
Tác hại của việc vệ sinh nệm sai cách
1. Không vệ sinh thường xuyên
Khi sử dụng nệm tích tụ bụi bẩn, bọ mạt ẩn nấp trong lỗ thoáng khí lâu ngày sẽ gây ra các bệnh hô hấp và bệnh ngoài da. Vì vậy để đảm bảo vệ sinh thì hãy vệ sinh nệm ít nhất 1 tháng /lần bằng cách sử dụng máy hút bụi. Bên cạnh đó, hãy thuê dịch vụ giặt nệm 6 tháng/ lần.
2. Vệ sinh sai cách
Khi nệm bị dính vết bẩn hay nước thì trước tiên, hãy dùng khăn khô để thấm khô vết bẩn, lưu ý không được chùi mạnh tay khiến vết bẩn lan rộng.
- Với nệm cao su: Khi tự vệ sinh tại nhà, hãy tiến hành hút sạch bụi là được. Nếu như nệm nằm khoảng 6 -12 tháng mà chưa được vệ sinh thì hãy thuê đội ngũ vệ sinh chuyên nghiệp vệ sinh định kỳ.
- Nệm lò xo: Việc vệ sinh lò xo khá đơn giản. Bạn chỉ dùng baking soda tẩy sạch những vết bẩn cứng đầu và tiến hành hút bụi.
- Nệm bông ép: Khi vệ sinh ruột đệm thì hãy dùng gậy đập vào bề mặt để bụi bẩn bay ra hết, sau đó hút sạch bụi và sợi bông bay ra bằng máy hút bụi.
3. Chủ quan với mùi hôi trên nệm
Không nên chủ quan với mùi trên nệm
Nếu chỉ xả nệm với nước sạch và phơi nắng sẽ không diệt được hết vi khuẩn. Đặc biệt, nếu như trời không có nắng và không thể phơi nắng thì dù chăn ga đã khô ráo cũng nên tạm ngưng dùng. Phơi nệm ngoài nắng không chỉ làm mà quan trọng hơn hết là tiêu diệt các vi khuẩn có hại. Bên cạnh đó, phải dùng nước giặt chuyên dụng để loại bỏ vi khuẩn.
Nên sử dụng các chất tẩy rửa như các loại nước tẩy, nước giặt chuyên dụng. Thường xuyên phơi nắng nệm từ 12 – 24 giờ đồng hồ để làm sạch vi khuẩn tích tụ lâu ngày.
Tuy nhiên, việc phơi nắng để diệt vi khuẩn không nên áp dụng với nệm cao su.
Cách bảo vệ tuổi thọ cho nệm
Vệ sinh nệm định kỳ